Bác Hồ với Tết trồng cây
Ngày 28/11/1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh dưới bút danh Trần Lực đã viết bài “Tết trồng cây” đăng trên Báo Nhân Dân số 2082. Sáu mươi năm qua, thấm nhuần lời dạy của Bác, phong cảnh nước ta ngày càng tươi đẹp.
Với Bác Hồ, trồng cây không chỉ là công việc nông lâm đơn thuần mà còn có ý nghĩa sâu sắc là giáo dục đạo đức lao động cho nhân dân; đặc biệt là giáo dục tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường sinh thái; lối sống hòa đồng giữa con người với thiên nhiên của người Việt đã được trao truyền bao thế hệ.
Để định hướng về phong trào Tết Trồng cây, Bác Hồ đã có nhiều bài viết, bài nói có liên quan. Trong bài nói tại lớp học chính trị của giáo viên cấp II, cấp III toàn miền Bắc vào ngày 14/9/1958, Bác đã xác định rõ việc trồng cây cũng giống như việc trồng người là việc làm xuất phát từ lợi ích thiết thực trước mắt cũng như lâu dài nhằm phục vụ cuộc sống: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Người cho rằng, đó là một nhiệm vụ nặng nề, nhưng rất vẻ vang.
Ngày 28/11/1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh dưới bút danh Trần Lực đã viết bài “Tết trồng cây” đăng trên Báo Nhân Dân số 2082. Bác Hồ đã chính thức khởi xướng và phát động phong trào Tết trồng cây. Ngày 09/5/1961, nói chuyện với nhân dân ở Đảo Cô Tô, Hải Ninh (Quảng Ninh), Người căn dặn: Cần trồng nhiều cây ăn quả, cây lấy gỗ, cây ngăn gió. Trồng cây sẽ đưa lại cho nhân dân ta một nguồn lợi to lớn, lại làm cho xứ sở ta thêm đẹp.
Ngày 20/01/1965, trong bài “Hãy nhiệt liệt tổ chức Tết trồng cây” đăng trên báo Hà Đông, Người viết: “Muốn xây dựng nông thôn mới. Việc đầu tiên của nông thôn mới là xây dựng lại nhà ở cho đàng hoàng. Muốn vậy thì ngay từ bây giờ phải trồng cây nhiều và tốt để lấy gỗ. Chỉ có việc đó cũng đủ thấy cần phải đẩy mạnh phong trào Tết trồng cây”.
Không chỉ kêu gọi mọi người tham gia phong trào trồng cây gây rừng qua các bài nói, viết mà Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng những hành động cụ thể nêu gương cho mọi người làm theo. Năm 1960, Bác Hồ tham gia trồng cây với nhân dân Thủ đô ở Công viên Thống Nhất, Hà Nội. Năm 1961, Bác Hồ cùng các đại biểu thanh niên Thủ đô đến trồng cây trên công trình lao động làm đẹp Thủ đô tại vườn hoa Thanh niên. Ngày 03/02/1963, Người về thăm và tham gia trồng cây trong Hội trồng cây thống nhất cùng đồng bào huyện Đông Anh. Hàng năm cứ mỗi dịp Tết đến Xuân về, Bác Hồ thường tham gia cùng nhân dân trồng cây. Sáng mùng 1 Tết Kỷ Dậu 1969, tuy sức khỏe đã yếu đi nhiều nhưng Bác vẫn đến chúc tết một số đơn vị và trồng cây lưu niệm tại đồi Vật Lại, Ba Vì. Cho đến tận ngày Bác ra đi vào cõi vĩnh hằng, trong bản Di chúc thiêng liêng, Người vẫn không quên nhắc đến việc trồng cây: “Nên có kế hoạch trồng cây trên đồi. Ai đến thăm thì trồng một cây làm kỷ niệm. Trồng cây nào phải tốt cây ấy. Lâu ngày, cây nhiều thành rừng, sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho nông nghiệp”.
Trong những bài viết, Bác Hồ nêu rõ tác dụng của việc trồng cây, đó là công việc "tốn kém ít mà ích lợi nhiều”, làm cho “nước ta phong cảnh sẽ ngày càng tươi đẹp hơn, khí hậu điều hòa hơn, cây gỗ đầy đủ hơn. Điều đó sẽ góp phần quan trọng vào việc cải thiện đời sống của nhân dân ta”.
Bác Hồ đã viết Tết trồng cây "cũng là một cuộc thi đua dài hạn nhưng nhẹ nhàng mà tất cả mọi người - từ các cụ phụ lão đến các em nhi đồng đều có thể hăng hái tham gia”. Điều đó có thể thấy, ý nghĩa của "Tết trồng cây” là hết sức thiết thực và lớn lao. Lời kêu gọi "Tết trồng cây” của Bác đã được sự hưởng ứng nhiệt tình của nhân dân cả nước, trở thành một phong trào quần chúng sâu rộng, một nét đẹp trong văn hóa truyền thống Việt Nam.
Hàng năm, cứ mỗi độ Tết đến Xuân về, Bác vừa viết báo nhắc nhở nhân dân thực hiện Tết trồng cây, vừa đi thăm và tham gia trồng cây cùng với nhân dân. Người luôn biểu dương những địa phương, đơn vị, cá nhân trồng cây tốt và nhắc nhở những địa phương, những hợp tác xã chưa quan tâm đến việc tổ chức "Tết trồng cây”.
Bác nhấn mạnh việc thực hiện “Tết trồng cây” một cách liên tục, bền bỉ và vững chắc thì không chỉ góp phần vào nhiệm vụ phát triển “kinh tế văn hóa” mà còn làm cho “phong cảnh của ta cũng thật sự là non sông gấm vóc, tươi đẹp vô cùng”. Không chỉ có vậy Người còn lưu ý Tết trồng cây có ý nghĩa chính trị to lớn.
Người đặc biệt lưu ý phải liên hệ chặt chẽ "Tết trồng cây” với kế hoạch trồng cây gây rừng, "trồng cây nào, chắc cây ấy”. Người còn lưu ý: "Có nơi nhầm cho rằng Tết trồng cây chỉ một đợt và một năm thôi; chứ không hiểu rằng Tết trồng cây cũng là một kế hoạch kinh tế lâu dài và liên tục…”. "Sở dĩ Tết trồng cây đã trở nên một phong trào quần chúng mạnh mẽ, là vì mọi người đều thấy lợi ích thiết thực và lâu dài của nó”.
60 năm qua, từ lời dạy của Người, phong trào trồng cây, gây rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc luôn được toàn Đảng, toàn dân ta ra sức hưởng ứng bằng nhiều hành động cụ thể. Tấm gương sống giản dị, gần gũi với thiên nhiên, tư tưởng, triết lý sống tiến bộ về bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái và tài nguyên thiên nhiên để phát triển bền vững của Người đã trở thành kim chỉ nam hành động đúng đắn cho các thế hệ hôm nay và mãi về sau.
Ngày 28/6/1995, theo đề nghị của Bộ Lâm nghiệp lúc bấy giờ, để cổ vũ động viên cán bộ công nhân viên chức ngành lâm nghiệp, thực hiện lời dạy của Hồ Chủ tịch, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 380/TTg, lấy ngày 28 tháng 11 hàng năm là ngày lâm nghiệp Việt Nam.
Nguồn: Báo Đời sống và Pháp luật
Other News and Events
- VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG LẦN THỨ 6 LIÊN TIẾP ĐƯỢC VINH DANH LÀ VƯỜN QUỐC GIA HÀNG ĐẦU CHÂU Á
- VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ SƠ KẾT CÔNG TÁC 6 THÁNG ĐẦU NĂM VÀ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ 6 THÁNG CUỐI NĂM 2024
- VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG TỔ CHỨC TRẠI HÈ "LỚN LÊN CÙNG ĐẠI NGÀN - CÚC PHƯƠNG CAMP 2024"
- VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG ĐƯỢC VINH DANH "VINH QUANG VIỆT NAM 2024"
- VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG CỨU HỘ VƯỢN ĐEN MÁ HUNG CỰC KỲ QUÝ HIẾM
- VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG MỞ TOUR THAM QUAN BẰNG XE ĐIỆN XEM ĐOM ĐÓM VÀ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ BAN ĐÊM
- VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG RA MẮT KHÔNG GIAN TRẢI NGHIỆM VÀ SÁNG TẠO
- KÝ KẾT THỎA THUẬN HỢP TÁC VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI GIỮA VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG VÀ TỔ CHỨC BẢO TỒN INDO - MYANMAR
- THÔNG BÁO VỀ GIẢI CHẠY CÚC PHƯƠNG JUNGLE PATHS 2024 VÀ PHƯƠNG ÁN GIAO THÔNG NGÀY 06/4/2024 ĐẾN NGÀY 07/4/2024 TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG
- KHÁNH THÀNH GÓC THÔNG TIN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG
- VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ THAM VẤN ĐỀ ÁN DU LỊCH SINH THÁI GIAI ĐOẠN 2023 - 2030 VÀ RA MẮT BỘ LINH VẬT GIẢI CHẠY CÚC PHƯƠNG JUNGGLE PATHS
- VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG TỔ CHỨC TỌA ĐÀM CÁC NHÀ BẢO TỒN VÀ HOẠT ĐỘNG TRỒNG CÂY
- GIÁM ĐỐC VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG NGUYỄN VĂN CHÍNH TRỒNG CÂY "THÊM XANH CHO CÁNH RỪNG GIÀ"
- CỤC TRƯỞNG CỤC KIỂM LÂM BÙI CHÍNH NGHĨA TRỒNG CÂY "THÊM XANH CHO CÁNH RỪNG GIÀ"
- CHỦ TỊCH HỘI KHOA HỌC KINH TẾ NN&PTNT HÀ CÔNG TUẤN TRỒNG CÂY "THÊM XANH CHO CÁNH RỪNG GIÀ"
- VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG CỨU HỘ MỘT CÁ THỂ CHIM ĐẠI BÀNG ĐẦU NÂU QUÝ HIẾM
- BAN TỔ CHỨC TRẠI HÈ CÚC PHƯƠNG _ "LỚN LÊN CÙNG ĐẠI NGÀN" CUC PHUONG CAMP 2024 THÔNG BÁO TUYỂN SINH
- VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG TRIỂN KHAI BÁN VÉ THEO COMBO
- TẬP HUẤN NÂNG CAO KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG DIỄN GIẢI MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG
- THÔNG BÁO Vườn quốc gia Cúc Phương ra mắt tổng đài CSKH mới
- VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG NĂM 2024
- HỘI NGHỊ BẢO TỒN LINH TRƯỞNG NGUY CẤP, QUÝ HIẾM CỦA VIỆT NAM VÀ KỶ NIỆM 30 NĂM THÀNH LẬP TRUNG TÂM CỨU HỘ LINH TRƯỞNG NGUY CẤP
- NGÀY HỘI TRỒNG CÂY VIỆT NAM - PHẦN LAN
- KHÁNH THÀNH TRUNG TÂM DU KHÁCH CÚC PHƯƠNG
- CHÚC MỪNG NGÀY LÂM NGHIỆP VIỆT NAM (28/11/2023)
- Thư chúc mừng của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Truyền thống Ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (14/11/1945 - 14/11/2023)
- Vườn quốc gia Cúc Phương thông báo về việc áp dụng biên lai điện tử
- Vườn quốc gia Cúc Phương chào mừng kỷ niệm 93 năm ngày phụ nữ Việt Nam
- Vườn quốc gia Cúc Phương cứu hộ an toàn 2 mẹ con tê tê
- Vườn quốc gia Cúc Phương cứu hộ an toàn 1 cá thể mèo rừng