Thứ năm, Tháng 12 19, 2024
Vietnamese-VN
   
Text Size

TÁI THẢ VOỌC ĐEN MÔNG TRẮNG

CHUYỂN GIAO VÀ TÁI THẢ VOỌC MÔNG TRẮNG

VỀ KHU DANH THẮNG TRÀNG AN

 

Ngày 27 tháng 8 năm 2020, được sự đồng ý của Tổng cục Lâm Nghiệp – Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn; sự đồng thuận của Sở NN&PTNT, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Ninh Bình, Vườn Quốc gia Cúc Phương chủ động phối hợp với Ban quản lý Quần thể Danh thắng Tràng An, Trung tâm Bảo tồn Động vật hoang dã Nước Việt (FOUR PAWS Việt) tổ chức chuyển giao và tái thả 03 cá thể voọc Mông Trắng - một loài đặc hữu của Việt Nam - về với tự nhiên tại khu Đảo Ngọc, thuộc Quần thể Danh thắng Tràng An tỉnh Ninh Bình. Theo ông Đỗ Văn Lập (Phó Giám đốc VQG Cúc Phương, Giám đốc Dự án Bảo tồn các loài linh trưởng quý hiếm của Việt Nam), đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, tiếp tục khẳng định những nỗ lực và thành quả trong công tác cứu hộ, bảo tồn, nhân nuôi sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt về loài voọc quý hiếm này tại Việt Nam.

           Thavooc1  Thavooc2

 

Từ chiếc tem có hình voọc Mông Trắng do Bưu chính Việt Nam phát hành năm 1959 được lưu giữ tại Đức, cách đây hơn 30 năm, một số nhà khoa học ở đây đã có sáng kiến đến Việt Nam tìm kiếm lại loài voọc quý hiếm đang được coi là đã tuyệt chủng. Đầu những năm 1990, nhóm chuyên gia quốc tế cùng với Vườn Quốc gia Cúc Phương đã khảo sát, phát hiện và khẳng định: voọc Mông Trắng vẫn còn phân bố tự nhiên tại Cúc Phương. Dự án “Bảo tồn các loài Linh trưởng quý hiếm của Việt Nam” tại Vườn Quốc Gia Cúc Phương được triển khai sau đó với sự hợp tác giữa Hội động vật Frankfurt, Vườn thú Leipzig và Vườn quốc gia Cúc Phương. Trung tâm Cứu hộ và Bảo tồn các loài linh trưởng quý hiếm của Việt Nam là một thành quả quan trọng của Dự án. Hiện tại đây đang cứu hộ và bảo tồn gần 200 cá thể của 16 loài và phân loài linh trưởng quí hiếm. Có 10 loài đã cho sinh sản thành công, trong đó có 3 loài lần đầu tiên được sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt trên thế giới, gồm voọc Mông Trắng, voọc Hà Tĩnh và voọc Chà Vá Chân Xám.

Đánh giá về sự kiện, ông Phạm Sỹ Khánh (Phó Giám đốc BQL Quần thể Danh thắng Tràng An) cho biết: Sự kiện này khẳng định nỗ lực của tỉnh Ninh Bình nói riêng và Việt Nam nói chung trong thực hiện tốt các quy định trong Công ước của Unesco, nhất là những ứng xử tôn trọng, bảo tồn thiên nhiên tại Di sản thế giới này.

Ba cá thể voọc Mông Trắng này sẽ được đội ngũ chuyên gia theo dõi, chăm sóc đặc biệt trong lồng trong vòng 2 tuần để đảm bảo tốt nhất quá trình hòa nhập cũng như sinh trưởng tại đây – nơi theo ghi nhận, chúng đã từng có phân bố tự nhiên. Sau đó, trên cơ sở đánh giá, các chuyên gia sẽ tiến hành thả chúng về tự nhiên trên Đảo Ngọc.

Việc chuyển giao và tái thả này của VQG Cúc Phương và các đơn vị liên quan là bước đầu của mục tiêu từng bước gây đàn thông qua sinh sản tự nhiên và khôi phục quần thể voọc Mông Trắng tại Tràng An. Hy vọng trong thời gian không xa, du khách đến với Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới này sẽ được tận mắt ngắm nhìn loài linh trưởng quý hiếm này.

Được biết, trong những năm tới Dự án tiếp tục tái thả khoảng trên 30 cá thể các loài: Voọc Mông Trắng,voọc Hà Tĩnh, Chà Vá Chân Đỏ về với môi trường tự nhiên.

              Thavooc3  Thavooc4



Quốc Vinh - Mạnh Quyền








 

 

 

 

 

 

Các tin tức khác

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterThis month199818
mod_vvisit_counterLast month371383
mod_vvisit_counterAll days8331647

Copyrights ® 2011 by CUCPHUONG NATIONAL PARK.
Designed by GlobalLink Software Solutions.