Thứ năm, Tháng 11 21, 2024
Vietnamese-VN
   
Text Size

MÔ TẢ LINH VẬT ĐẠI DIỆN CHO 5 LOÀI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ Ở VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG

1:VỌOC MÔNG TRẮNG

Tên khoa học: Trachypithecus delacouri

Đặc điểm: Vọoc Mông trắng (hay còn gọi là Vooc quần đùi trắng) là loài đặc hữu của Việt Nam, được phát hiện đầu tiên ở Cúc Phương và được chọn làm biểu tượng của Vườn quốc gia Cúc Phương. Hiện trong tự nhiên có khoảng 200 cá thể. Đây là loài ưu tiên bảo tồn của Vườn quốc gia Cúc Phương và của Việt Nam.

Mô tảToàn cơ thể có bộ lông dày rậm, thô và màu đen. Lông vùng mông và đùi trắng. Đám lông trắng trên má rộng, vượt lên trên vành tai. Đuôi dài, lông dày, bông. Trọng lượng Vọoc trưởng thành từ 8 - 9kg; chiều dài đầu và thân 0,46 - 0,66mm.

TS_LE_KHAC_QUYET_2

 Ảnh: Lê Khắc Quyết

Tình trạng bảo tồn: Sách đỏ Việt Nam (2007): E (Nguy cấp).

CITES (2023) Phụ lục I ;

Nghị định 84/2021/NĐ-CP: nhóm IB

Sách đỏ IUCN (2023): CR (Cực kỳ nguy cấp)

Phân bố: Việt Nam: Hòa Bình, Ninh Bình, Hà Nam, Thanh Hóa.

Thế giới: Không có.

 

2:TÊ TÊ VÀNG

Tên khoa học: Manis pentadactyla

Đặc điểm: Việt Nam có hai loài: Tê tê Java (Manis javanica) và Tê tê Vàng (Manis pentadactyla) – Hai loài này bi săn bắt nhiều trong tự nhiên và hiện là loài Cực kỳ nguy cấp trong Danh lục đỏ của IUCN. Trong những năm qua VQG Cúc Phương đã phối hợp với Tổ chức SVW thực hiện cứu hộ và tái thả lại tự nhiên và đang thực hiện nghiên cứu sinh sản đối với loài Tê tê vàng trong nuôi nhốt nhằm phục vụ bảo tồn nguồn gen.

Mô tả: Toàn thân (trừ bụng) phủ lớp vảy sừng, vẩy sừng xếp chồng như lớp ngói. Có 15 hàng vẩy thân xếp theo chiều dọc, 11 - 13 hàng xếp theo chiều ngang; đuôi có 14 - 17 hàng vaaye xếp theo chiều dọc, 8 hàng xếp theo chiều ngang(3 hàng ở mặt trên, 3 hàng ở mặt dưới, 2 hàng ở mép đuôi). Vẩy có mầu vàng sẫm, vàng, hoặc vàng nhạt. 

I.1_Te_te_vang_SVW_Ho_Thi_Kim_Lan

Tình trạng bảo tồn: 

Sách đỏ Việt Nam (2007): E (Nguy cấp)

CITES (2023) Phụ lục I;

Nghị định 84/2021/NĐ-CP: nhóm IB

Danh lục các loài bị đe dọa trên thế giới IUCN (2023): CR (Cực kỳ nguy cấp)

Phân bố: Việt Nam: Từ các tỉnh phía Bắc đến Quảng Nam

Thế giới: Lào, Thái Lan, Myanma, Trung Quốc, Ấn Độ.

 

3:RÙA SA NHÂN

Tên khoa học: Cuora mouhotii

Đặc điểm: Rùa Sa Nhân là loài một trong 26 loài rùa cạn và rùa nước ngọt được ghi nhận tại Việt Nam, trong đó có tới 24 loài nằm trong danh sách có nguy cơ tuyệt chủng ngoài tự nhiên do nạn săn bắt, buôn bán trái phép. Hiện tại, Chương trình bảo tồn rùa Cúc Phương đang cứu hộ, chăm sóc và nhân nuôi sinh sản hơn 2.000 cá thể của 23 loài. Rùa Sa Nhân là loài quý, hiếm có phân bố trong Vườn.

Mô tả:

Loài rùa cỡ trung bình này có mai dài 18cm, lưng phẳng có 3 gờ nổi rõ (nhưng không có vệt xám đen). Một gờ ở giữa lưng. Hai gờ chạy dọc từ tấm vẩy 1 đến 4 trên mai. Mai màu vàng hoặc nâu sáng; bờ sau mai có riềm răng cưa. Con đực đuôi dài và dầy hơn con cái.

Đầu màu nâu vàng, bên đầu có vệt màu nâu đen nhạt xen với vệt màu trắng. Chi trước có 5 ngón và chi sau có 4 ngón. Mặt dưới các  chi có vảy khá lớn và chỉ có 1/2 màng, chân màu nâu đen, đuôi màu nâu sẫm, gốc đuôi có những hạt nhỏ.

TRNG_HUY_7

Tình trạng bảo tồn: CITES (2023) Phụ lục II;

Nghị định 84/2021/NĐ-CP: nhóm IB

Danh lục các loài bị đe dọa trên thế giới IUCN (2023): EN (Nguy cấp)

Phân bố: Việt Nam: Lào Cai, Thái nguyên, Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Hà Tây (Ba Vì) Hoà Bình, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An,

Thế giới: phía Đông Ấn Độ, Trung Quốc, Lào.

 

 

4:SÓC BỤNG ĐỎ CÚC PHƯƠNG

Tên khoa học: Calloscirus erythraeus cucphuongensis

Đặc điểm: Sóc bụng đỏ có khoảng trên 30 phân loài phân bố từ Nam Trung Quốc, Đông Ấn Độ, Việt Nam, Lào, Campuchia. Sự khác biệt của Sóc bụng đỏ Cúc Phương (tên khác là Sóc bụng đỏ đuôi hoe Calloscirus erythraeus cucphuongensis Dao, 1965) ở đặc điểm mút đuôi của nó có màu vàng hoe đặc trưng và phân bố trong phạm vi hẹp ở khu vực VQG Cúc Phương.

 

Mô tả: Sóc bụng đỏ đuôi hoe nặng 0,2 - 0,4 kg, dài thân 194 - 230mm, dài đuôi 205-225mm. Bộ lông dày, mềm và mượt.

 

Đầu, mặt trên cổ, lưng, mặt ngoài các chi màu ô liu sẫm. Dưới cổ, ngực, bụng, mặt trong các chi màu đỏ hung. Hai bên mõm và cằm màu tro sáng.

 

Mu bàn chân sau và trước màu nâu đen.

 

Lông đuôi dài, rậm; các sợi lông đen nâu có xen đoạn vàng, đoạn cuối và có mút đuôi hoe vàng đặc trưng.

 

Đuôi dài bằng hoặc hơn thân.

 

IMG_1978

 

Tình trạng bảo tồn: Phân loài đặc hữu của Cúc Phương


Phân bố :Việt Nam: Cúc Phương và khu vực phụ cận.


Thế giới: Không có.

 

 

5:BÁO GẤM

Tên khoa học: Neofelis nebulosa

Đặc điểm: Báo gấm là loài có thân hình cỡ trung bình và có răng nanh thuộc loài dài nhất trong số các loài trong họ Mèo. Số lượng Báo gấm đã suy giảm nghiêm trọng và rất hiếm gặp trong tự nhiên vì nơi cơ trú bị thu hẹp do sựu tàn phá rừng cũng như việc săn bắn, buôn bán trái phép.

Ở Cúc Phương vẫn ghi nhận được dấu vết của Báo gấm tại khu vực Trung tâm của Vườn.

Mô tả: Cỡ lớn trong họ Mèo, Dài thân 960 - 1150mm, dài đuôi 660 - 860mm, dài bàn chân sau: 160 - 190mm. Mắt viền đen má có 2 sọc đen song song. Bộ lông nền màu xám xanh, nhiều vân mây lơn ở lưng, sườn. Mỗi vân mây lớn đều có đường viền màu xám đen ở phía sau, phía trước xám nhạt. Bụng trắng vàng có các đốm đen nhỏ. Chân có đốm đen nhỏ, đuôi có các khoanh đen.

Clouded_Leopard_Pu_Luong_MASTER

Tình trạng bảo tồn: Sách đỏ Việt Nam (2007): VU

CITES (2023) Phụ lục I;

Nghị định 84/2021/NĐ-CP: nhóm IB

Danh lục các loài bị đe dọa trên thế giới IUCN (2023): VU (Sẽ nguy cấp)

Phân bố: Việt Nam: Tuyên Quang, Lai Châu Lạng Sơn, Sơn La, Hòa Bình, Gia Lai, Kontum

Thế giới: Nêpan, Ấn Độ Mianma, nam Trung Quốc, Đài Loan, Đông Dương, Thái Lan, Malaixia

 

 

 

 

 

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterThis month236304
mod_vvisit_counterLast month361368
mod_vvisit_counterAll days7996750

Copyrights ® 2011 by CUCPHUONG NATIONAL PARK.
Designed by GlobalLink Software Solutions.